Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
Quý doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm là thực phẩm trên các phương tiện thông tin truyền thông, cũng như quảng bá rộng rộng rãi trên thị trường, Doanh nghiệp không những phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm mà còn phải xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm. Luật Khánh Dương trân trọng giới thiệu đến quý khách hàng về dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm như sau:
Cơ sở pháp lý
1. Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/06/2012.
2. Nghị định số 181/2001/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
3. Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/05/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Về thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
Khách hàng cần cung cấp
1. Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Bản sao hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở.
4. Bản sao còn hiệu lực không quá 03 năm Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
5. Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.
7. Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, market quảng cáo.
8. Trường hợp quảng cáo khuyến mại phải xuất trình văn bản xác nhận nội dung chương trình khuyến mại có giá trị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
9. Giấy uỷ quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được uỷ quyền thực hiện quảng cáo).
Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
Trong thời hạn từ 05 đến 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quy trình thực hiện dịch vụ của Luật Khánh Dương
1. Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan về Giấy phép quảng cáo thực phẩm.
2. Tư vấn về thủ tục xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm.
3. Tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần cung cấp liên quan việc xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm.
4. Các luật sư và chuyên viên của chúng tôi sẽ soạn thảo, cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, tài liệu xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm.
6. Đại diện cho khách hàng nộp, theo dõi hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
7. Nhận kết quả là Giấy phép quảng cáo thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao cho khách hàng.
8. Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (nếu có).
Khuyến nghị
Quý khách hàng chỉ được đăng ký nội dung quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khi quý khách hàng nhận được Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Khánh Dương để được hỗ trợ tư vấn.